Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
1. Nhân tố thức ăn Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn. Nuôi lợn thịt ở giai đoạn cai sữa nếu tăng hàm lượng lizin trong khẩu phần ăn từ 0,45% lên 0,85% lợn sẽ lớn nhanh hơn (tăng trọng từ 80 g/ngày lên 210 g/ngày, tăng gần 3 lần). Chăn nuôi gia súc, gia cầm với thức ăn thiếu vitamin, thiếu nguyên tố vi lượng thì vật nuôi sẽ bị còi và sản lượng kém.
2. Các nhân tố môi trường khác Các nhân tố môi trường khác như : lượng O2, CO), nước, muối khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… đều gây ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật. Nòng nọc chỉ có thể lớn và phát triển trong môi trường nước. Cá sống trong các vực nước bị ô nhiễm, nồng độ 0, ít sẽ chậm lớn, không sinh sản. Cá rô phi lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 30°C, nếu nhiệt độ xuống quá 18°C chúng sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ. Các chất độc hại, chất gây đột biến và gây quái thai đều có tác động làm sai lệch sự phát triển và gây nên quái thai.