Xác định biến cố của một phép thử

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Xác định biến cố của một phép thử, nhằm giúp các em học tốt chương trình Toán 11.

Nội dung bài viết Xác định biến cố của một phép thử:
Ví dụ 1. Gieo một con súc sắc hai lần, biến cố A: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo là số chẵn”, và biến cố B là biến cố đối của biến cố A. Xác định biến cố B và liệt kê các kết quả thuận lợi cho B. Lời giải. B: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo là số lẻ”. B = {(1,2), (1,4), (1,6), (2, 1), (2, 3), (2,5), (3, 2), (3, 4), (3,6), (4,1), (4,3), (4,5), (5,2), (5,4), (5,6), (6, 1), (6,3), (6,5)}.
Ví dụ 2. Gieo con súc sắc hai lần. Xác định biến cố A: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo nhỏ hơn hoặc bằng 4”. A = {(1, 1), (1, 2), (1,3), (2, 1), (2, 2), (3, 1)}. Ví dụ 3. Gieo con súc sắc hai lần, biến cố: “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo bằng 13” và biến cố “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo nhỏ hơn hoặc bằng 12” biến cố nào là biến cố không, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
“Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo bằng 13” là biến cố không, và biến cố “Tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai lần gieo nhỏ hơn hoặc bằng 12” là biến cố chắc chắn. BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Bài 1. Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 15. Gọi A là biến cố “Số được chọn là số nguyên tố”, B là biến cố “Số được chọn là hợp số”. Hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho A và B.
Bài 2. Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, lập được số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau. a) Xác định các biến cố: A: “Số lập được là số có chữ số sau gấp đôi chữ số liền trước nó”; B: “Số lập được là số có chữ số trước gấp đôi chữ số liền sau nó”; C: “Số lập được có tổng các chữ số bằng 6”. b) Xác định một biến cố không và một biến cố chắc chắn. a) A = {124, 248}, B = {842, 421}, C = {123, 132, 213, 231, 321, 312}. b) Biến cố không là biến cố “Số lập được là số chia hết cho 10”; Biến cố chắc chắn “Số được lập là số chẵn hoặc số lẻ”.