Định luật Hacđi – Vanbec

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Định luật Hacđi – Vanbec, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Định luật Hacđi – Vanbec:
Năm 1908, Hacđi (người Anh) và Vanbec (người Đức) đã độc lập với nhau đồng thời phát hiện quy luật ổn định về tỉ lệ phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể ngẫu phối, về sau được gọi là định luật Hacđi-Vanbec (Hardy-Weinberg). Theo định luật Hacđi-Vanbec, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể ngẫu phối được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định. Để chứng minh cho định luật này, ta xét một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1 Qua tính toán: pA = 0,6; qa = 0,4. Kết quả này cho thấy trong các giao tử đực, cũng như trong các giao tử cái, SỐ giao tử mang alen A chiếm 60%, số giao tử mang alen a chiếm 40%. Khi sự ngẫu phối diễn ra ở thế hệ xuất phát thì sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái sẽ tạo ra thế hệ tiếp theo với thành phần kiểu gen vẫn như ở quần thể ban đầu.
Cho dù sự ngẫu phối diễn ra liên tiếp qua nhiều thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể và tần số tương đối của các alen cũng không thay đổi. Cấu trúc di truyền trên của quần thể có dạng. Thay các số trên theo p và q ta có Quần thể có cấu trúc di truyền như đẳng thức này được gọi là quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó Nếu thế hệ xuất phát của quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng di truyền cho quần thể ở ngay thế hệ tiếp theo. Ví dụ: một quần thể có cấu trúc di truyền là: 0,68 AA + 0,24 Aa + 0,08 aa = 1. Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau là : 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa hay (0,8)PAA + (2 x 0,8 x 0,2) Aa + (0,2) – aa. Như vậy, cấu trúc di truyền này của quần thể đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.