Quần thể tự phối

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Quần thể tự phối, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Quần thể tự phối:
Quần thể tự phối điển hình là các quần thể thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh. Johansen là người đầu tiên nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể tự phối bằng phương pháp di truyền (năm 1903). Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy: Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau và sự chọn lọc trong dòng không có hiệu quả. Ở quần thể tự phối diễn ra các kiểu tự phối cho ra những kết quả khác nhau: Các kiểu tự phối thế hệ con AA X AA ΑΑ aa x aa aa Aa x Aa AA; I Aa aa P Аа Aa AA aa AA AA Аа aa Các kiểu tự phối AA x AA và aa x aa cho ra các thế hệ con cháu luôn có kiểu gen giống thế hệ ban đầu. Còn khi thể dị hợp tự phối (Aa x Aa) thì tỉ lệ dị hợp tử giảm dần (giảm một nửa) sau mỗi thế hệ và quần thể dần được đồng hợp tử hoá (hình 20). Trong quá trình tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ, tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tần số tương đối các kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi. AA Aa aa. Hình 20. Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.