VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Cơ sở tế bào học của quy luật phân li, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.
Nội dung bài viết Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
Những nghiên cứu tế bào học cuối thế kỉ XIX về cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã xác nhận giả thuyết của Menđen. Cơ Sở tế bào học để giải thích thí nghiệm di truyền màu hoa của Menđen được thể hiện ở hình 11.2. Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa trắng Hình 11.2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen (tương ứng) trên cặp NST tương đồng. Mỗi bên bố, mẹ khi giảm phân thì mỗi NST trong cặp phân li về mỗi giao tử, vì vậy, mỗi loại giao tử chỉ mang alen A hoặc a. Sau đó, sự tổ hợp của cặp NST tương đồng qua thụ tinh hình thành F có kiểu gen Aa. Do sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân của F đã đưa đến sự phân li của cặp alen Aa, nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau là 1/2. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực và cái mang alen A và a đã tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
Sở dĩ F, toàn hoa đỏ vì ở thể dị hợp Aa, alen trội A át hoàn toàn alen lặn a trong quá trình thể hiện kiểu hình. Vì vậy, thể đồng hợp trội AA và thể dị hợp Aa có biểu hiện kiểu hình như nhau, do đó F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Trong cơ thể lai F(Aa) alen trội át alen lặn nên tính lặn không được biểu hiện. Tuy nhiên, alen lặn vẫn tồn tại bên cạnh alen trội, chúng không hoà trộn với nhau. Chính sự phân li của hai loại giao tử mang alen A và a cùng với sự kết hợp của chúng qua thụ tinh và sự át chế của alen trội với alen lặn là cơ chế tạo nên tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn ở F. Tính lặn được biểu hiện ở thể đồng hợp về gen lặn, gây ra hiện tượng phân li, nghĩa là kiểu hình của các cây F, không đồng nhất.