Một số tập tính phổ biến ở động vật

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Một số tập tính phổ biến ở động vật, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Một số tập tính phổ biến ở động vật:
1. Tập tính kiếm ăn – săn mồi Phần lớn các tập tính kiếm ăn và săn mồi là các tập tính học được, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân. Đối với các động vật ăn thịt thì hình ảnh và mùi của con mồi cùng những âm thanh phát ra từ con mồi (tiếng sột soạt của cành lá, tiếng kêu) là những kích thích dẫn đến tập tính rình mồi và VỀ môi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Ngược lại, đối với con mỗi khi phát hiện ra kẻ thù nguy hiểm thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hoặc tự vệ. Ở động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển, các tập tính càng phong phú và phức tạp (hình 31.1, 2, 3, 4, 5). Hãy xem một con tinh tinh đang dùng một cành cây nhỏ đã tuốt lá, luồn vào tổ mối để bắt mối ăn (hình 31.2) hoặc một con tinh tinh đang tìm cách lấy chuối treo trên cao (hình 31.3).
Hình 31.1. Báo gấm đang tha mồi Vừa về được Hình 31.2. Tinh tinh đang dùng que để bắt mối ăn Hình 31.3. Tinh tinh đang tìm cách lấy chuối treo ở trên cao Hình 31.4. Con rái cá biển đang đập vỏ sò Đây là một con rái cá biển đang tìm cách phá vỡ vỏ sò để gỡ thịt ăn (hai chi trước ôm con sò đập vào tảng đá) (hình 31.4). Kia, một chú quạ đang kéo dây đầu buộc một miếng mồi ngon (hình 31.5). Để tồn tại và phát triển, các động vật có nhu cầu tìm kiếm thức ăn nói chung và săn mồi nói riêng. Đây là những tập tính bảo đảm sự sống còn của các loài động vật.
Hình 31.5. Qua đang kéo dây buộc mồi 2. Tập tính sinh sản Động vật cũng như mọi sinh vật khác chỉ có thể duy trì được nòi giống thông qua sinh sản. Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường các tập tính sinh sản bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ. Phản xạ khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm), ánh sáng, âm thanh, tác động vào các giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác ) hay môi trường bên trong như tác động của các hoocmôn sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản (hiện tượng ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tố, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non ở nhiều loài chim). Hãy theo dõi tập tính sinh sản của ong bắp cày qua hình 31.6 dưới đây : 2. SNL.
Hình 31.6. Tập tính sinh sản của ong bắp cày a) Ông tha sâu đã chích nọc độc cho tê liệt về tổ được đào sẵn ; b) Ông lăn các hòn đất lấp dần của tổ; c) Kéo sâu xuống tổ ; d) Ông đẻ trứng vào sâu ; e) Ong bò ra khỏi tổ ; g) Lấp tổ bỏ đi, sâu sẽ là thức ăn cho ong non khi mới nở. 3. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ Chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động vật, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Nhiều động vật thuộc lớp Thú dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thể bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình (không phải mọi vùng lãnh thổ đều như nhau). Con cái thường chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất, vì con đực có khả năng bảo vệ một vùng lãnh thổ trù phú chắc là phải to khoẻ. Kết bạn với những con đực như vậy là những con đực có nguồn gen tốt sẽ cho những đứa con mạnh khoẻ là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống. 4. Tập tính xã hội Tập tính xã hội là tập tính sống bầy đàn như ở ong, kiến, mối một số loài cá (cá trích, cá mực ), loài chim, chó sói, linh cẩu, trâu bò rừng, sơn dương, hươu, nai, các loài khỉ Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, trong đó đáng chú ý là tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác để bảo đảm trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc cùng nhau chống kẻ thù chung.
5. Tập tính di cư Tập tính di cư là dạng tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá Chúng thường di cư theo mùa, định kì hằng năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương bắc vượt hàng ngàn, hàng vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương bắc. Chẳng hạn, ở Việt Nam khoảng tháng 11 thấy xuất hiện những đàn sếu, ngỗng trời và vịt trời, nhưng khoảng tháng 3 năm sau chúng lại bay đi hầu hết. Một số loài cá biển (cá trích, cá mòi ) di cư vào cửa sông để đẻ trứng, sau đó lại quay về biển.