VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Xác định lực tác dụng cực đại, cực tiểu tác dụng lên vật và lên điểm treo của lò xo, nhằm giúp các em học tốt chương trình Vật lý 12.
Nội dung bài viết Xác định lực tác dụng cực đại, cực tiểu tác dụng lên vật và lên điểm treo của lò xo:
Phương pháp: 1. Lực hồi phục (Lực tác dụng lên vật): Đối với lò xo nằm ngang. Lực hồi phục F luôn hướng về vị trí cân bằng. Lực hồi phục đạt giá trị cực đại: F max (khi vật qua các vị trí biên x = ±A). Lực hồi phục đạt giá trị cực tiểu: Fmin (khi vật qua VTCB x = 0). 2. Lực tác dụng lên điểm treo lò xo (Đối với lò xo treo thẳng đứng). Lực tác dụng lên điểm treo lò xo là hợp lực của lực đàn hồi Fđh và trọng lực P.
Ví dụ 19: Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng là 100 N/m, khối lượng không đáng kể, treo thẳng đứng. Cho con lắc dao động với biên độ 5 cm. Lấy g = 10 m/s2 và π = 10. Xác định tần số và tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu trong quá trình vật dao động. Ví dụ 20: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có một vật m dao động với biên độ 10 cm và tần số 1 Hz. Tính tỉ số giữa lực đàn hồi cực tiểu và lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình vật dao động. Lấy g = 10 m/s2.
Vậy tỉ số giữa lực đàn hồi cực tiểu và lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình vật dao động. Ví dụ 21: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng có khối lượng 100 g. Kích thích cho con lắc dao động theo phương thẳng đứng thì thấy con lắc dao động điều hòa với tần số 2,5 Hz và trong quá trình vật dao động, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20 cm đến 24 cm. Xác định chiều dài tự nhiên của lò xo và tính lực đàn hồi cực đại, lực đàn hồi cực tiểu trong quá trình vật dao động. Lấy g = 10 m/s2.