Các cơ chế cách li

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Các cơ chế cách li, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Các cơ chế cách li:
Sự trao đổi gen giữa các quần thể trong loài hoặc giữa các nhóm cá thể phân li từ quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở hoàn toàn do các cơ chế cách li. Sự cách li ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá vốn gen trong quần thể bị chia cắt. Dưới đây là các dạng cách li cụ thể. 1. Cách li địa líCác quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí (cách li không gian) như núi, sông, biển. Động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền (cách li địa lí). Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách li này.Các quần thể trong loài còn có thể ngăn cách nhau bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn và giao phối của các cá thể trong loài (cách li khoảng cách). Mỗi loài có một tầm hoạt động cá thể đặc trưng cho loài đó.
2. Cách li sinh sản Theo Mayo (1970) có thể phân biệt các mức độ cách li : cách li trước hợp tử (cách li trước giao phối) và cách li sau hợp tử (cách li sau giao phối). a) Cách i trước hợp tử Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng (cách li sinh thái), do khác nhau về tập tính sinh dục (cách li tập tính) hoặc do không tương hợp về cơ quan giao cấu (cách li cơ học). b) Cách li sau hợp tử – Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển như trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng có thì hợp tử không phát triển ; cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh nhung hợp tử bị chết ngay.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản. Ví dụ, lừa giao phối với ngựa đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Trong các trường hợp nêu trên, nguyên nhân cơ bản là do sự không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc, vì vậy cách li sinh sản được gọi là cách li di truyền.
3. Mối liên quan giữa các cơ chế cách li với sự hình thành loài Cách li địa lí là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các biến dị di truyền theo hướng khác nhau, làm cho thành phần các kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều. Cách li địa lí kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới. Các mức độ cách li tác động tới quá trình hình thành loài được phản ánh ở hình 40.2. Quần thể gốc Phân li Quần thể A 111 Quần thể B Dòng gen dễ diễn ra Cách lí địa lí Cách li địa lí.Nòi A IT Nòi B Cách li trước hợp tử Dòng gen ít diễn ra Cách li trước hợp tử Loài phụ A Loài phụ B Dòng gen rất hiếm diễn ra Cách li sau hợp tử Cách li sau hợp tử V Loài A. Loài ALoài B Dòng gen không diễn ra.