Hình thành loài bằng con đường địa lí

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Hình thành loài bằng con đường địa lí, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Hình thành loài bằng con đường địa lí:
Đây là phương thức hình thành loài khác khu. Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí (sông rộng, núi cao, dải đất liền…) làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới. Một ví dụ cổ điển là trường hợp loài chim sẻ ngô (Parus major). Loài này phân bố khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi và trên các đảo vùng Địa Trung Hải. Do phân bố rộng, trong loài đã hình thành nhiều nòi địa lí, trong đó có ba nói chính : – Nòi châu Âu sải cánh dài 70 – 80mm, lưng vàng gáy xanh. – Nòi Ấn Độ sải cánh 55 – 70mm, lưng và bụng đều xám. – Nội Trung Quốc sải cánh 60 – 65mm, lưng vàng gáy xanh.
Tại nơi tiếp giáp giữa nòi châu Âu và nòi 120 150 Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ và nòi Trung Quốc đều có những dạng lai tự nhiên chứng tỏ đây là những nòi trong cùng một loài. Nhưng tại vùng thượng lưu sông Amua, nòi châu Âu và nòi Trung Quốc cùng tồn tại mà không có dạng lai. Có thể xem đây là giai đoạn chuyển và vùng song song tồn tại giữa từ nòi địa lí sang loài châu Âu Ấn Độ Trung Quốc nói châu Âu và Trung Quốc mới (hình 41.1). Hình 41.1. Phân bố của 3 nòi chính trong loài chim sẻ ngô Trong con đường địa lí, nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn.