VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Bằng chứng giải phẫu học so sánh, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.
Nội dung bài viết Bằng chứng giải phẫu học so sánh:
1. Cơ quan tương đồng Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là : xương cánh, xương cẳng (gồm xương trụ và xương quay), các xương cô bàn, xương bàn và xương ngón (hình 32.1). Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các động vật khác. Vòi hút của bướm tương đồng với đội hàm dưới của các sâu bọ khác. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá. Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li. Hình 32.1. Xuong chi truỚC của một số loài động vật có xương sống A – Xương chi trước điển hình a) Xương đại B – Người b) Xương cánh C – Ngựa c) Xương trụ D – Chuột chũi d) Xương quay E – Chim e) Xương cổ bàn F – Dơi f) Xương bàn i) Xương ngón.
2. Cơ quan thoái hoá Đó là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. Ở loài trăn, hai bên lỗ huyệt còn có hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu. Điều này nói lên rằng bò sát không chân đã xuất phát từ bò sát có chân. Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau đã bị tiêu giảm, hiện chỉ còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính với cột sống. Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích nhuy. Ở hoa ngô cũng như vậy, có khi di tích nhuy lại phát triển, làm xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ. Những hiện tượng trên chứng tỏ hoa của những thực vật này vốn có nguồn gốc lưỡng tính, về sau mới phân hoá thành đơn tính. Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là hiện tượng lại tổ. 3. Cơ quan tương tự Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi, hay gai cây hoàng liên là biến dạng của lá và gai cây hoa hồng lại do sự phát triển của biểu bì thân là những ví dụ về cơ quan tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy nên có hình thái tương tự.