Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái:
1. Các quy luật tác động – Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên cơ thể sinh vật. Do đó, cơ thể phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố. – Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. – Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau… cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. Tác động của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào : bản chất của nhân tố (nhiệt, ẩm…); cường độ (mạnh, yếu) hay liều lượng (nhiều, ít) tác động ; cách tác động liên tục, gián đoạn, ổn định, dao động và thời gian tác động (dài, ngắn…). Sức sống của sinh vật
2. Giới hạn sinh thái Trong tự nhiên, sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái. Đó là giới hạn sinh thái của sinh vật. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Ví dụ, cá rô phi chỉ sống trong nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max) và dưới (min), khoảng thuận lợi (optimum) và các khoảng chống chịu. Vượt qua các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết (hình 47.1). Hình 47.1. Giới hạn sinh thái với khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu của loài Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.