Mô tả không gian mẫu và xác định số kết quả có thể của phép thử

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Mô tả không gian mẫu và xác định số kết quả có thể của phép thử, nhằm giúp các em học tốt chương trình Toán 11.

Nội dung bài viết Mô tả không gian mẫu và xác định số kết quả có thể của phép thử:
Muốn mô tả không gian mẫu của phép thử, ta chỉ cần liệt kê tất cả các kết quả có thể của phép thử đó. Ví dụ 1. Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử j = 1,6. Ví dụ 2. Lấy ngẫu nhiên lần lượt hai chữ số từ ba chữ số {0; 1; 2} xếp thành hàng ngang từ trái qua phải. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu của phép thử N = {(0,1); (0, 2); (1,0); (1, 2); (2,0); (2, 1)}.
Ví dụ 3. Xếp ba người ngồi thành hàng ngang. Mô tả không gian mẫu của phép thử đó. Đặt tên ba người theo thứ tự là A, B, C. Khi đó không gian mẫu của phép thử là 12 = {ABC; ACB; BAC; BCA; CAB; CBA}. BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Bài 1. Trong giỏ có 5 củ khoai, lấy ngẫu nhiên ra hai củ. Hãy mô tả không gian mẫu. Giả sử 5 củ khoai kí hiệu lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5. Khi đó không gian mẫu của phép thử là N = {12; 13; 14; 15; 23; 24; 25; 34; 35; 45}.
Bài 2. Gieo đồng xu ba lần liên tiếp. Hãy mô tả không gian mẫu của phép thử. Kí hiệu S là mặt sấp, N là mặt ngửa. Khi đó không gian mẫu của phép thử 12 = {SSS; SSN; SNS; SNN; NSS; NSN; NNS; NNN}. Bài 3. Trong một bình có 3 quả cầu đen khác nhau và 2 quả cầu trắng khác nhau. Lấy ngẫu nhiên ra hai quả, hãy mô tả không gian mẫu của phép thử. Giả sử 3 quả cầu đen kí hiệu lần lượt là D1, D2, D3 và 2 quả cầu trắng kí hiệu lần lượt là T1, T2. Khi đó không gian mẫu của phép thử là 12 = {D1D2; D1D3; D1T1; D1T2; D2D3; D2T1; D2T2; D3T1; D3T2; T1T2}.