Giải bài tập hóa học vô cơ bằng phương pháp quy đổi

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Giải bài tập hóa học vô cơ bằng phương pháp quy đổi, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 12.

Nội dung bài viết Giải bài tập hóa học vô cơ bằng phương pháp quy đổi:
PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP. Một số bài toán hóa học có thể giải nhanh bằng các phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tử, bảo toàn khối lượng song phương pháp quy đổi cũng tìm ra đáp số rất nhanh và đó là phương pháp tương đối ưu việt, có thể vận dụng vào các bài tập trắc nghiệm để phân loại học sinh. Nguyên tắc chung. Quy đổi là một phương pháp biến đổi toán học nhằm đưa bài toán ban đầu là một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn, qua đó làm cho các phép tính trở nên dễ dàng, thuận tiện. Khi áp dụng phương pháp quy đổi phải tuân thủ 2 nguyên tắc sau: Bảo toàn nguyên tố. Bảo toàn số oxi hoá. Các chú ý khi áp dụng phương pháp quy đổi. Khi quy đổi hỗn hợp nhiều chất (hỗn hợp X) (từ ba chất trở lên) thành hỗn hợp hai chất hay chỉ còn một chất ta phải bảo toàn số mol nguyên tố và bảo toàn khối lượng hỗn hợp. Có thể quy đổi hỗn hợp X về bất kỳ cặp chất nào, thậm chí quy đổi về một chất. Tuy nhiên ta nên chọn cặp chất nào đơn giản có ít phản ứng oxi hóa khử nhất để đơn giản việc tính toán. Trong quá trình tính toán theo phương pháp quy đổi đôi khi ta gặp số âm đó là do sự bù trừ khối lượng của các chất trong hỗn hợp. Trong trường hợp này ta vẫn tính toán bình thường và kết quả cuối cùng vẫn thỏa mãn. Khi quy đổi hỗn hợp X về một chất là FexOy thì oxit FeO, tìm được chỉ là oxit giả định không có thực. Phương án quy đổi tốt nhất, có tính khái quát cao nhất là quy đổi thẳng về các nguyên tử tương ứng. Đây là phương án cho lời giải nhanh, gọn và dễ hiểu biểu thị đúng bản chất hoá học.
BÀI TẬP MINH HỌA. Dạng 1: Các bài toán quy đổi của sắt. Nếu đề bài cho hỗn hợp gồm các chất Fe, Fe2O3, Fe3O4, Fe thì ta có thể quy đổi thành hỗn hợp FeO và Fe2O3. Nếu đề bài cho hỗn hợp gồm các chất Fe2O3, Fe3O4, FeO thì ta có thể quy đổi thành hỗn hợp FeO và Fe2O. Nếu đề bài cho hỗn hợp gồm các chất Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol FeO và Fe2O3 bằng nhau thì ta có thể quy đổi thành Fe3O4. Hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO có thể quy đổi thành hỗn hợp gồm Fe và 0. Hỗn hợp gồm FeS, FeS2, Fe, S có thể quy đổi thành hỗn hợp gồm Fe và S. Dạng 2: Quy đổi hỗn hợp oxi, ozon. Hỗn hợp gồm O2 và 03 có thể quy đổi về hỗn hợp chỉ có 2 hoặc 01 hoặc nguyên tử 0. Câu 1: Hỗn hợp X gồm O2 và 03 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ Vi.
Dạng 3: Quy đổi phản ứng. Đối với các dạng bài tập cho hỗn hợp các chất phản ứng với dung dịch HNO3 hoặc dung dịch H2SO4 đặc, ta có thể quy đổi thành phản ứng của hỗn hợp đó với O2 hoặc Cl2. Sau đó áp dụng định luật bảo toàn electron “Tổng số mol electron mà hỗn hợp nhường cho N hoặc S bằng tổng số mol electron mà hỗn hợp đó đã nhường cho O?”. Từ đó tìm ra mối liên quan về số mol của các oxit ở phản ứng với O2 với số mol của các muối trong phản ứng với axit, rồi suy ra kết quả mà đề bài yêu cầu. Dạng 4: Các bài toán quy đổi khác. + Hỗn hợp gồm CuS, Cu2S, Cu, S có thể quy đổi thành hỗn hợp gồm Cu và s. Khi đề bài cho oleum H2SO4.nH2O ta có thể quy đổi thành H2O.xSON. Khi đề bài cho hỗn hợp các chất (từ 3 chất trở lên) mà trong đó có một số chất có khối lượng phân tử bằng nhau thì ta quy đổi những chất có cùng khối lượng phân tư thành một chất. Ví dụ: Hỗn hợp NaHCO3, KHCO3, MgCO3 có thể quy đổi thành hỗn hợp NaHCO3 và KHCO3 hoặc thành hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 (vì KHCO3 và MgCO3 đều có khối lượng phân tử bằng 40).