VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Di truyền theo dòng mẹ, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.
Nội dung bài viết Di truyền theo dòng mẹ:
Ở thể lưỡng bội, các giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) đều mang bộ NST đơn bội (n) trong nhân, nhưng khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần khối tế bào chất ở giao tử đực. Sự khác biệt này có ảnh hưởng nhất định tới sự di truyền của một số tính trạng. Ví dụ, khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P. Xanh lục x Lục nhạt F: 100% Xanh lục. Lai nghịch: P Lục nhạt x Xanh lục F: 100% Lục nhạt. Cơ sở tế bào của hai phép lai trên được minh hoạ ở hình 16.1. Lai thuận (Tế bào chất của A) lai nghịch Trong thí nghiệm trên, sự (Tế bào chất của B) di truyền tính trạng xanh lục liên quan với tế bào chất ở tế Hình 16.1. Cơ sở tế bào của lai thuận và lai nghịch bào trứng của cây mẹ xanh lục (lai thuận), còn sự di truyền tính trạng lục nhạt chịu ảnh hưởng của tế bào chất tế bào trứng của cây mẹ xanh lục nhạt (lai nghịch). Vì vậy, hiện tượng di truyền này là di truyền tế bào chất (hay di truyền ngoài nhân hoặc ngoài NST). Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. Nhưng không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Năm 1909 Coren (Correns) là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) có sự di truyền tế bào chất. Di truyền tế bào chất còn được biểu hiện ở các đối tượng khác nhau. Từ thời cổ người ta đã cho ngựa cái giao phối với lừa đực tạo ra con la dai sức, leo núi giỏi (hình 16.2). Lừa cái giao phối với ngựa đực tạo ra con bác-đô thấp hơn con la, móng bé tựa như lừa. Lùa đực Ngựa cái La Hình 16.2. Ngựa cái giao phối với lừa đục tạo ra con la Ở thực vật hoang dại và cây trồng (ngô, hành tây, cà chua, đay …) còn bắt gặp các dạng không tạo phấn hoa, hay có phấn hoa nhưng không có khả năng thụ tinh. Hiện tượng này được gọi là bất thụ đực. Bất thụ đục được nghiên cứu kĩ nhất ở ngô (bắp). Khi cây bất thụ đực làm cây cái được thụ tinh bởi phấn hoa cây hữu thụ bình thường thì thế hệ con tất cả đều bất thụ đực. Khi lặp lai phép lai này qua hàng loạt thế hệ thì tính trạng bất thụ đực không bị mất đi mà di truyền theo dòng mẹ hay di truyền tế bào chất. Hiện tượng bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng để tạo hạt lai mà khỏi tốn công huỷ bỏ phấn hoa cây mẹ. Các dòng bất thụ đực sẽ nhận phấn hoa từ cây bình thường khác.