VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Chu trình cacbon trong hệ sinh thái, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.
Nội dung bài viết Chu trình cacbon trong hệ sinh thái:
Cacbon tham gia vào thành phần cấu tạo của cacbohiđrat, chất tiền thân để hình thành nên các hợp chất hữu cơ khác như prôtêin, lipit, các vitamin… Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit (CO2). Thực vật lấy CO, từ khí quyển, nước và muối khoáng từ đất để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua hoạt động quang hợp. Động vật ăn có sử dụng thực vật làm thức ăn rồi lại chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt. Trong quá trình hô hấp của động, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật, CO và nước được trả lại môi trường (hình 61.3). Cacbonđiôxit của khí quyển là nguồn cacbon trực tiếp cho sinh vật Khí quyển Cháy rừng Đột nhiên liệu Sinh vật trên cạn, Sông Cát và mùn bã Nước ấm Sinh vật nước ấm Nước lạnh.
Sinh vật nước lạnh Nhiên liệu hoá thạch Tầng nước sâu và trung gian. Khoáng cacbonat trong đá Trầm tích Nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là đá (kể cả nhiên liệu) và ion hoà tan trong nước Hình 61.3. Chu trình cacbon toàn cầu Trong khí quyển, hàm lượng CO, đã khá ổn định trong hàng trăm triệu năm. Song sau hơn 200 năm lại đây, do đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và thu hẹp diện tích rừng, con người đã làm cho hàm lượng CO, tăng lên từ 290 ppm* đến 345 ppm. Sự gia tăng lượng CO2 trong khí quyển làm cho bức xạ nhiệt trên hành tinh không thoát được vào vũ trụ, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất tăng lên tương tự như tăng nhiệt độ trong nhà kính trồng rau, do đó, mực nước đại dương nâng cao, nhiều vùng đất thấp và các thành phố ven biển có nguy cơ ngập chìm trong nước biển. Đó là hiểm hoạ không mong muốn của nhân loại. *ppm : một phần triệu.