Các nhân tố chi phối sự ra hoa

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Các nhân tố chi phối sự ra hoa, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Các nhân tố chi phối sự ra hoa:
1. Tuổi cây Sự ra hoa liên quan với tuổi cây, với lượng hoocmôn. Ví dụ : cây cà chua 14 lá mới bắt đầu ra hoa. Ở cây non có nhiều lá, ít rễ, nhiều giberelin sẽ phát triển 85 – 90% cây đực (cây mang nhiều hoa đực). Ngược lại, ở cây non nhiều rễ phụ, nhiều xitokinin thì đa phần phát triển thành cây cái. Cây vừa có nhiều rễ và lá tạo sự cân bằng hoocmôn, giới tính đực cái ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ hoa đực cái bằng nhau. 2. Vai trò ngoại cảnh Ở một số loài cây sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp, chúng chỉ ra hoa kết hạt vào mùa xuân sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh (cây mùa đông và cây hai năm, cây lưu niên). Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự ra hoa : Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO, cao, độ ẩm cao, nhiều nitơ, cây sẽ tạo nhiều hoa cái.
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali, cây tạo nhiều hoa đực. Cây được cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỉ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khoẻ, thúc đẩy sự ra hoa. Tóm lại :Nhân tố môi trường Hoocmôn thực vật Bộ máy di truyền (ADN) Giới tính đực, cái. 3. Hoocmôn ra hoa – Florigen a) Bản chất florigen Theo học thuyết Trailakhian thì florigen là hoocmôn kích thích ra hoa. Đó là một hợp chất gồm giberelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antezin (kích thích sự ra mầm hoa – chất giả thiết). b) Tác động của florigen Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa. Tác nhân kích thích nở hoa có thể được truyền qua chỗ ghép, xử lí ra hoa ở cây này thì cây kia cũng ra hoa (hình 36.1). Tuy vậy, đến nay hoocmôn ra hoa florigen vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
4. Quang chu kì Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối (độ dài của ngày đêm), ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Có thể phân thành 3 loại cây theo quang chu kì : Hình 36.1. thí nghiệm ghép cành chứng minh có florigen a) Cây trung tính A – Cây ngày dài ; B – cây ngày ngắn. – Ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn. Gồm phần lớn cây trồng như : cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương… b) Cây ngày ngắn Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. – Gồm những cây như : thược dược, đậu tương, vùng, gai dầu, mía, cà tím, cà phê ra hoa vào mùa đông. c) Cây ngày dài Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ. – Gồm những cây như : hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường, thanh long, dâu tây, lúa mì, ra hoa vào mùa hè. Sự ra hoa ở cây ngày ngắn và ngày dài có thể tóm tắt ở hình 36.2.
Trong điều kiện ngày ngắn (đêm dài) nếu chiếu sáng bổ sung vào đêm dài sẽ tạo nên đêm ngắn làm cho cây ngày dài nở hoa. Sáng 24 giờ + = FH – 11- 12 giờ Ánh sáng — Tối Cây ngày ngắn Cây ngày dài Hình 36.2. Sự ra hoa ở cây ngày ngắn và cây ngày dài (sáng, D tối) 5. Phitộcrôm PhitScrôm là sắc tố enzim có ở chổi mâm và chóp của lá mầm, tồn tại ở hai dạng : P660 hấp thu ánh sáng đỏ, có bước sóng 660 nm, được kí hiệu là P và P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa, ở bước sóng 730 nm, được kí hiệu là P. 2 dạng này có thể chuyển hoá lẫn nhau, sự chuyển hoá 2 dạng do độ dài của ngày, đêm hoặc ánh sáng đỏ, đỏ xa quyết định. Sáng, đỏ – P730 Tối, đỏ xa Trong điều kiện đêm tối, tuỳ theo loại ánh sáng (đỏ hay đỏ xa), chiếu sáng ở lần cuối cùng mà có sự khác nhau : ánh sáng đỏ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài còn ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. Phitộcrôm tác động chủ yếu đến các vận động cảm ứng, đóng mở khí khổng. Phitôrôm có đặc tính kích thích (của auxin), đặc tính tổng hợp (của axit nuclêic) và đặc tính vận động cảm ứng.