Các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã:
1. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm Ức chế – cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác. Ví dụ, trong quá trình phát triển của mình, khuẩn lam thường tiết ra các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh. Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra “thuỷ triều đỏ” làm cho hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Trong nhiều trường hợp, người cũng bị ngộ độc vì ăn hàu, sò, cua, cá trong vùng thuỷ triều đỏ. 2. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái Hai loài có chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau : Trong Paramecium caudatum rùng, các cây ưa sáng cạnh tranh nhau về ánh sáng. Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về nguồn muối dinh dưỡng. Hai loài trùng có P.aurelia (Paramecium caudatum và Paramecium aurelia) cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi trong một bể, chúng cạnh tranh với nhau gay gắt, do đó, mật độ của 2 loài t (Thời gian) đều giảm, những loài Hình 56.4. Cạnh tranh giữa loài Paramecium aurelia và Paramecium caudatum P. caudatum giảm hẳn và trở thành loài Đường cong 1 và 3 chỉ ra sự phát triển số lượng của 2 loài khi sống thua cuộc (hình 56.4) riêng rẽ, đường cong 2 và 4 – số lượng của P. caudatum và P. aurelia Những loài cùng sử khi sống trong một bể nuôi. dụng một nguồn thức ăn vẫn có thể chung sống hoà bình trong một sinh cảnh. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó). Ví dụ, loài trùng có Paramecium caudatum và loài Paramecium bursaia tuy cùng ăn vi sinh vật vẫn có thể chung sống trong một bể nuôi vì chúng đã phân li nơi Sống : loài thứ nhất chỉ Sống ở tầng mặt, giàu ôxi ; loài thứ hai nhờ cộng sinh với tảo nên có thể sống được đáy bể, ít ôxi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 3 loài sẽ ăn hạt cùng phân bố trên một hòn đảo thuộc quần đảo Galapagos (A). Những loài này khác nhau về kích thước mỏ nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. Do đó, chúng không cạnh tranh với nhau. Ở 2 đảo khác (C và D), mỗi đảo chỉ có một loài thì kích thước mỏ của chúng khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài khi phải chung sống với các loài khác trên cùng một đảo (A hoặc B). Như vậy, do sự có mặt của những loài khác trên đảo, kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc để giảm sự cạnh tranh (hình 56.5). Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. Tỉ lệ % các cá thể của mỗi nhóm kích thước Độ cao của mỏ chim (mm).
Hình 56.5. Mối quan hệ của các cá thể với kích thước mỏ khác nhau trong các quần thế của 3 loài sẻ Geospiza fulisinosa (trắng), Gfortis (xám) và Gmaginirostris (đen) trên các đảo của quần đảo Galapagos 3. Quan hệ con mồi – vật ăn thịt và vật chủ – vật kí sinh Mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt được đề cập chủ yếu ở bài quan hệ dinh dưỡng trong quần xã. Trong mối quan hệ này, con mồi có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông, còn vật ăn thịt thường có kích thước lớn, nhưng số lượng ít. Con mồi thích nghi với kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt của vật dữ, còn vật ăn thịt có răng khoẻ, chạy nhanh và có nhiều “mánh khoé” để khai thác con mồi có hiệu quả. Mối quan hệ vật chủ – vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là, vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể vật chủ hoặc tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, thường không giết chết vật chủ ; còn vật chủ có kích thước lớn, nhưng số lượng ít. Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài, nhất là những mối quan hệ cạnh tranh, vật ăn thịt – con mồi, vật chủ – vật kí sinh… đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài (khống chế sinh học), thiết lập nên trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.