VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Các kiểu ứng động, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.
Nội dung bài viết Các kiểu ứng động:
1. Ứng động không sinh trưởng Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trường nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hoá của cơ quan. Là vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động, va chạm cơ học. Ví dụ : phản ứng tự vệ ở cây trinh nữ (Mimosa) và vận động bắt mồi ở các loại cây ăn sâu bọ. Ví dụ : Vận động tự vệ ở cây trinh nữ . WMAN WWW Phiên là chét Bỏ Thạch Thể Lỗi Hình 24.1. Vận động cảm ứng của lá cây trinh nữ (cây xấu hổ Lá cây trinh nữ thường xoè lá chét thành một mặt phẳng, khi vật chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. Lá khép lại, cành cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sút sức trường, với sự chuyển vận K’ đi ra khỏi không bào gây mất nước, giảm áp suất thẩm thấu. Phản ứng bắt đầu chưa đến 0,1 giây và hoàn thành trong khoảng 1 giây, sự phục hồi cần 10 đến 20 phút.
Cơ chế biến đổi độ trưởng trong tế bào thể gối có thể so sánh với sự biến đổi độ trưởng trong tế bào khí khổng (do sự biến đổi nồng độ K’, thế thẩm thấu). Ngoài lá nhận kích thích trực tiếp, các lá khác cũng có phản ứng nhưng chậm hơn nhiều. Ví dụ : Vận động bắt mồi ở thực vật Cây ăn sâu bọ có nhiều loại, thường gặp ở vùng đầm lầy, đất cát nghèo muối natri và các muối khoáng khác, đặc biệt ở đất thiếu đạm. Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút, làm các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên các lông của lá tiết enzim (gần giống enzim proteaza) phân giải prôtêin con mồi. Sau một thời gian vài ba giờ, súc trương được phục hồi, các gai, lông, nắp lại trở lại vị trí bình thường. 2 Hình 24.2. Cây ăn sâu bọ 1. Cây nắp ấm ; 2. Cây bắt ruồi. 2. Ứng động sinh trưởng Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học. Đó là những vận động của cơ thể và cơ quan (như sự quấn vòng của tua cuốn, đình chóp thân leo, hiện tượng “thức, ngủ” của lá, nở, khép của hoa) thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày, do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, hoocmôn thực vật. Vận động quấn vòng (còn gọi là vận động tạo giàn, vận động xoắn ốc) Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tuỳ theo loại cây. Ví dụ : rau muống có sự quấn vòng diễn ra cứ 5 phút một lần. Trong 3 giờ đỉnh chồi của rau muống chuyển 35 vị trí theo vòng xoắn. Gibêrelin có tác dụng kích thích vận động này cả ngày đêm.
Hình 24.3. Vận động quấn vòng của tua cuốn Vận động nở hoa Cảm ứng theo nhiệt độ Hoa nghệ tây (Crocus sativus) sau khi mang ra khỏi phòng lạnh ít phút, có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ nở. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20 – 25°C. Hoa tuylip nở ở nhiệt độ 25 – 30°C. Phản ứng thể hiện rõ khi tăng hay giảm nhiệt độ một cách đột ngột. Ví dụ : nhiệt độ giảm xuống 1°C hoa tuylip đóng lại. Tăng nhiệt độ lên 3°C hoa bắt đầu nở. Cảm ứng theo ánh sáng Anh sáng và nhiệt độ có liên quan với nhau. Chính ánh sáng mang theo năng lượng lớn làm thay đổi nhiệt độ theo ngày (có ánh sáng) và đêm (bóng tối). Các họa họ Cúc và họ Hoa tán khép lại trong đêm và nở ra khi ánh sáng chan hoà ở thời điểm khác nhau trong ngày (hình 24.5), hoa quỳnh. Hình 24.4. Các hình thức vận động cảm ứng : nở, khép hoa và xoè, cụp lá theo nhiệt độ (A) và ánh sáng (B) hoa dạ hương nở về ban đêm. Vận động nở hoa có sự tham gia của hoocmôn thực vật, ví dụ : auxin, giberelin.
Hoa hồng hoang Mặt Trời Lanh Rau diếp xoăn 9 8 9 – 13 Cúc xu xi Hoaf Bộ gấm công anh Khoai tây Hình 24.5. Thời gian nở hoa trong ngày của một số cây Vận động ngủ, thức Vận động ngủ, thức được xem là sự vận động của cơ quan thực vật theo chu kì nhịp điệu đồng hồ sinh học, theo điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ). Lá các cây họ Đậu và họ Chua me xoè ra khi kích thích, cụp lại khi ngủ theo cường độ ánh sáng và nhiệt độ. Chồi ngủ quan sát thấy ở một số cây (bàng, phượng, khoai tây, cây xứ lạnh). Khi điều kiện khí hậu bất lợi như mùa đông lạnh, tuyết rơi và nhiệt độ thấp kéo dài, ít ánh sáng, bộ lá rụng hết. Sự trao đổi chất ở chồi ngủ diễn ra chậm và yếu : hô hấp yếu, hàm lượng nước trong cây thường nhỏ hơn 10%, đời Sống của chồi ở dạng tiềm ẩn. Trong thực tế có thể đánh thức chồi ngủ bằng nhiệt độ, bằng hoá chất (hơi ête, clorofooc, đicloetan, nước Ôxi già, các thiôxianat) và các chất kích thích sinh trưởng (gibêrelin…). Cũng có thể kéo dài thời gian ngủ khi cần thiết (khoai tây, khoai lang, hành, tỏi…) bằng các hợp chất kìm hãm.