Bản đồ di truyền

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Bản đồ di truyền, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Bản đồ di truyền:
Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là sơ đồ phân bố các gen trên các NST của một loài. Khi lập bản đồ di truyền, cần phải xác định số nhóm gen liên kết cùng với việc xác định trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trong nhóm liên kết trên NST. Dựa vào việc xác định tần số hoán vị gen, người ta xác lập trình tự và khoảng cách phân bố của các gen trên NST. Các nhóm liên kết được đánh số theo thứ tự của NST trong bộ đơn bội của loài như I, II, III … Các gen trên NST được kí hiệu bằng các chữ cái của tên các tính trạng bằng tiếng Anh (hình 14.2). Thể đột biến Râu ngắn Cánh xén Chân ngắn Thân đen Mắt đỏ thẫm Cánh cụt Cánh vênh Cánh dãn Mắt nâu Râu dài Cánh bình thường Chân dài Thân xám Mắt đỏ – Cánh thẳng Cánh bình thường 10 cánh thẳng Máy đo Bình thường Hình 14.2. Bản đồ gen ở NST số II Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster) Đơn vị khoảng cách trên bản đồ là centimoocgan (CM) ứng với tần số hoán vị gen 1%. Vị trí tương đối của các gen trên một NST thường được tính từ một đầu mút của NST.