Bài tập về silic và hợp chất của silic

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Bài tập về silic và hợp chất của silic, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 11.

Nội dung bài viết Bài tập về silic và hợp chất của silic:
BÀI TẬP VỀ SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC. Phương pháp: Nắm vững tính chất hóa học cơ bản của Si, SiO2 và H2SiO3. Si vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Điều chế Si bằng cách dùng chất khử mạnh như Al, Mg, C khử SiO2 ở nhiệt độ cao là một oxit axit, tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy. Đặc biệt SiO2 tan trong axit HF. Phản ứng trên dùng để khắc chữ và hình lên thủy tinh. H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước và là một axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic). Muối silicat của kim loại kiềm dễ tan trong nước. Dung dịch đậm đặc của K2SiO3 và Na2SiO3 gọi là thủy tinh lỏng.
Thí dụ 1: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 10 gam tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp ban đầu. Thí dụ 2: Khi nung một hỗn hợp cát trắng và than cốc trong lò điện ở 3500°C, thu được một hợp chất chứa 70% Si và 30% C. Viết phương trình hóa học của phản ứng đó, biết rằng một trong các sản phẩm của phản ứng là cacbon monooxit.
Thí dụ 3: Xác định thể tích khí H2 (đktc) thoát ra khi cho lượng dư dung dịch NaOH tác dụng với một hỗn hợp thu được bằng cách nấy chảy 12 gam Mg với 9 gam SiO2. Giả sử phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%. Thí dụ 4: Thành phần hóa học của một loại thủy tinh được biểu diễn bằng công thức Na2O.PbO.6SiO2. Hãy tính khối lượng Na2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để sản xuất được 13,54 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất quá trình là 100%.