Bài tập về phản ứng ancol với kim loại kiềm

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Bài tập về phản ứng ancol với kim loại kiềm, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 11.

Nội dung bài viết Bài tập về phản ứng ancol với kim loại kiềm:
R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2. Nếu tính được nH2 = 1/2.nancol thì đó là các ancol đơn chức. Nếu tính nH2 = nancol thì có hai khả năng: +) Các ancol đều là ancol hai chức. +) Trong hỗn hợp có ancol đơn chức và ancol có từ 3 nhóm chức trở lên Để chứng minh một ancol là ancol đa chức ta cần chứng minh số mol H2 > số mol ancol. Nếu cho một hỗn hợp X gồm hai ancol A, B để chứng minh một trong 2 ancol là đa chức ta cần chứng minh số mol H2 > 1/2 số mol ancol. Nếu cho hỗn hợp ancol tác dụng với Na thì chỉ có phản ứng Na tác dụng với ancol nhưng nếu cho dung dịch ancol trong nước tác dụng với Na thì ngoài phản ứng ancol với Na (xảy ra sau) còn có phản ứng Na với H2O (xảy ra trước). Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính số mol H2.
Ví dụ 1: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sinh ra 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) sinh ra có thể là A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 5,60 lít. D. 2,80 lít. Đáp án D.
Ví dụ 2: Cho 3,55 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 (X2 nhiều hơn X1 một nguyên tử cacbon) tác dụng hết với 3,45 gam Na, thu được 6,9 gam chất rắn. a) Xác định công thức phân tử của X1, X2. b) Đun nóng 3,55 gam X trên với H2SO4 đặc ở 140 độ C tạo thành 1,2325 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,665 gam N2 (trong cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất). Tính hiệu suất tạo ete của mỗi ancol. Giải: a) Đặt công thức chung của mỗi ancol là ROH: ROH + Na → RONa + 1/2H2. Theo định luật bảo toàn khối lượng: R1 = 15 (CH3OH) < R = 18,5 < R2 = 29 (C2H5OH). Vậy X1 là CH3OH và X2 là C2H5OH b) Gọi x1, x2 là số mol ban đầu của CH3OH và C2H5OH. Gọi a, b lần lượt là số mol của ancol CH3OH và C2H5OH còn dư. Hiệu suất tạo ete của CH3OH là 50%. Hiệu suất tạo ete của C2H5OH là: 40%.
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm C2H5OH và một ancol Y no, hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,65 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X trên phản ứng hết với 4,6 gam Na, thu được (m + 4,425) gam chất rắn. a) Xác định công thức của ancol Y. b) Tính giá trị của m.
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và một ancol đa chức A (có số nguyên tử C không vượt quá 3). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,6 mol CO2 và 0,85 mol H2O. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 0,225 mol H2. Công thức phân tử A và phần trăm khối lượng của nó trong X lần lượt là: A. C3H5(OH)3 và 52,41%. B. C3H6(OH)2 và 57,14%. C. C3H5(OH)3 và 57,14%. D. C3H6(OH)2 và 52,41%. Giải: Ancol đa chức có số nguyên tử C không vượt quá 38 nên đó phải là ancol no. A chứa 3 nguyên tử cacbon (C3H8Ox). Gọi a, b lần lượt là số mol C2H5OH và C3H8Ox. Đáp án C.
Ví dụ 5: Cho 6,96 gam một ancol tác dụng với 6 gam Na sau phản ứng thu được 12,84 gam chất rắn. Ancol có công thức là A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. C3H5OH. Giải: Từ đáp án suy ra ancol đó là no, đơn chức. Đáp án D.
Ví dụ 6: Cho 6,4 gam dung dịch ancol (rượu) A có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol A là? Ví dụ 7: Cho X (chứa C, H, O) chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Đốt cháy X thì thu được số mol H2O gấp 1,5 mol CO2. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ Na thu được m gam rắn và 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị m là?