Áp dụng định luật bảo toàn electron giải bài tập hóa học vô cơ

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Áp dụng định luật bảo toàn electron giải bài tập hóa học vô cơ, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 12.

Nội dung bài viết Áp dụng định luật bảo toàn electron giải bài tập hóa học vô cơ:
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP. NỘI DUNG: Trong phản ứng oxi hóa khử, số mol electron mà chất khử cho đi bằng số mol electron mà chất oxi hóa nhận về. PHẠM VI ÁP DỤNG. Sử dụng cho các bài toán có phản ứng oxi hóa khử, đặc biệt là các bài toán có nhiều chất oxi hóa, nhiều chất khử, các phản ứng xảy phức tạp, nhiều giai đoạn, nhiều quá trình. Chú ý: Trong một phản ứng hoặc một hệ phản ứng, cần quan tâm đến trạng thái oxi hóa ban đầu và cuối của một nguyên tố mà không cần quan tâm đến các quá trình biến đổi trung gian. Cần kết hợp với các phương pháp khác như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố để giải bài toán. Nếu có nhiều chất oxi hóa và nhiều chất khử cùng tham gia trong bài toán, ta cần tìm tổng số mol electron nhận và tổng số mol electron nhường rồi mới cân bằng.
BÀI TẬP MINH HỌA. Dạng 1: 1 chất khử + 1 chất oxi hóa: Câu 1: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là. Câu 2: Cho khí CO nóng qua ống sứ đựng m (g) Fe2O3 một thời gian được 6,72 g hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). m có giá trị là. Câu 3: Trộn 0,54g bột Al với hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí một thời gian, được hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thể tích NO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở (đktc) là.
Dạng 2: 1 chất khử + 2 chất oxi hóa (1 chất khử cho) = 2 (2 chất oxi hóa nhận). Câu 1: Nung m(g) bột Fe trong O2 thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là. Dạng 3: 2 chất khử + 1 chất oxi hóa (2 chất khử cho) = F (1 chất oxi hóa nhận). Câu 1: Đốt 16,2 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong khí Cl2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và 2,4 gam kim loại. Dung dịch Z tác dụng được với tối đa 0,21 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 (không tạo ra SO2). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là.